Bí quyết deal lương hiệu quả nhất khi đi phỏng vấn

Bí quyết deal lương hiệu quả nhất khi đi phỏng vấn
Bí quyết deal lương hiệu quả nhất khi đi phỏng vấn

Để đạt được mức lương mong muốn cho công việc lý tưởng của bản thân. Deal lương sẽ là bước quan trọng trong quá trình phỏng vấn. Vì thế bạn cần phải biết được giá trị của bản thân là gì? Những tips deal lương hiệu quả trong buổi phỏng vấn?… Tất cả sẽ được edumall.vn tổng hợp trong bài viết Bí quyết deal lương hiệu quả nhất khi đi phỏng vấn. 

Điểm khởi đầu cho việc deal lương thông minh – CV

Đàm phán lương đã bắt đầu ngay từ khi bạn liên hệ với nhà tuyển dụng. 

Ngay từ lúc nộp CV, nhà tuyển dụng đã đánh giá và xem xét khả năng và tiềm năng để nhận định mức lương xứng đáng cho bạn. 

Điểm khởi đầu cho việc deal lương thông minh - CV
Điểm khởi đầu cho việc deal lương thông minh – CV

Hãy chuẩn bị thật kỹ CV của bạn và đặc biệt phải chú ý những điểm sau đây: 

Lỗi chính tả

Trong CV bạn tuyệt đối không được mắc một lỗi chính tả nào, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không cẩn thận và chu đáo khi hoàn thành công việc.

Không ghi những kỹ năng chung chung

Các bạn thường nghĩ, thà dư vẫn hơn là để trống vì thế các bạn thường ghi rất nhiều và thiếu sự tập trung vào vấn đề chính “bạn làm được gì?”. 

Hãy ghi cụ thể ra những việc các bạn làm được, ví dụ như: thiết kế ảnh, viết lách, tư vấn khách hàng,…

Nêu rõ định hướng của bạn trong tương lai

Điều này rất quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ xem trọng bạn và đánh giá bạn cao hơn khi bạn hoạch định cho tương lai rõ ràng.

Họ sẽ nhận định bạn là một người như thế nào qua bức tranh chân dung bạn vẽ ra, thông qua đó bạn sẽ deal lương dễ dàng hơn.

[Shortcode code=CO681459]

Chọn lọc kỹ khi điền vào cột kinh nghiệm làm việc

Thông qua cột thông tin kinh nghiệm bạn viết, nhà tuyển dụng sẽ xem xét bạn có phù hợp với công việc họ yêu cầu, qua đó mức lương bạn deal bạn sẽ được công nhận nhiều hơn.

Email 

Đã có rất nhiều trường hợp bị loại từ “vòng gửi xe” khi phạm phải những lỗi về email như: tên email trẻ con, cách viết email,…

Đánh giá giá trị của bản thân

Lương sẽ tỉ lệ thuận với những đóng góp của bạn cho công ty. Cho nên, muốn thương lượng lương cao hơn, dĩ nhiên bạn phải cho họ thấy bạn có thể đem lại những giá trị gì.

Hãy tìm hiểu kĩ càng về công ty, cũng như vị trí mà bạn ứng tuyển trước buổi phỏng vấn. Sử dụng công thức của Google để giải thích về những thành tích của bạn, cũng như cách bạn đạt được chúng.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước về mức lương trên thị trường dành cho vị trí bạn đang ứng tuyển. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”

Nghiên cứu mức lương thị trường

Bạn muốn thỏa thuận thành công mức lương thì trước tiên bạn cần tìm hiểu kỹ về công việc bạn ứng tuyển. Việc tìm hiểu kỹ về công việc chứng tỏ bạn là người quan tâm đến công việc. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm đối với nhà tuyển dụng và đó cũng sẽ là lợi thế khi đề cập đến mức lương bạn mong muốn.

Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo về mức lương để chắc chắn rằng bạn sẽ không đưa ra mức lương quá thấp hay quá cao so với vị trí công việc ứng tuyển. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về mức lương bằng cách hỏi người thân, bạn bè hoặc liên hệ với các tổ chức tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp và tham khảo kết quả những cuộc khảo sát hằng năm của họ, hoặc dạo qua các website việc làm xem khoảng lương cho vị trí tương tự với các yêu cầu tương tự.

Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn

Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn
Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn

Bạn cần phải tự tìm hiểu và có sự chuẩn bị tốt nhất trước buổi phỏng vấn. Không một công thức deal lương nào hiệu quả bằng những trải nghiệm cá nhân. Những kỹ năng giao tiếp, điều tiết cảm xúc, các kiến thức về lương bổng,…sẽ giúp bạn hoàn thiện năng lực. Qua đó, bạn sẽ đủ sức dẫn dắt và thể hiện mình một cách trọn vẹn trong suốt buổi phỏng vấn. Nếu nắm bắt được mục đích bản thân, hiểu rõ mong đợi của nhà tuyển dụng, bạn sẽ tự khắc có những phản hồi khôn ngoan.

Có một phong thái tự tin 

Khi đã chuẩn bị thật kỹ và xác định mức lương mong muốn rồi thì bạn hãy tự tin và thẳng thắn đưa ra một con số rõ ràng và hợp lý để nhà tuyển dụng nhận thấy rằng bạn đã chuẩn bị và nghiên cứu rấy kỹ càng về công việc này trước khi đi phỏng vấn. 

Khi deal lương, thay vì bạn giải thích quá nhiều cho mức lương mà bạn đề xuất thì bạn nên deal lương một cách ngắn gọn, đơn giản để vừa có thể thể hiện sự tự tin vừa thể hiện được sự khéo léo của bạn.

[Shortcode code=CO681459]

Deal lương với lòng biết ơn

Khi bạn đạt đến giai đoạn được mời làm việc, bạn có thể đã đầu tư rất nhiều thời gian và năng lượng để nộp đơn và phỏng vấn cho vị trí đó. Nhà tuyển dụng cũng đã đầu tư thời gian vào quá trình này. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải nhận ra điều này và cảm ơn họ vì đã cân nhắc cho bạn cơ hội. Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ bất kỳ lý do cụ thể nào khiến bạn hào hứng với công việc, chẳng hạn như văn hóa hoặc sản phẩm.

Ngay cả khi bạn cuối cùng từ chối đề nghị, điều quan trọng là phải làm điều đó một cách thân thiện và chuyên nghiệp. Rốt cuộc, bạn không bao giờ biết họ có thể có những cơ hội nào cho bạn trong tương lai.

Cách deal lương hiệu quả cho từng trường hợp

Cách deal lương khi bạn là ứng viên nhảy việc, đã có kinh nghiệm

Nếu là người đi đã từng đi làm, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc deal lương. Vì bạn đã biết cách deal lương khi tái ký hợp đồng và có kinh nghiệm trong việc biết cách deal lương với nhân sự.

Cụ thể, trong trường hợp nếu vị trí mới của bạn tương ứng với vị trí tại công ty cũ, hãy xem xét:

  • Khối lượng công việc bạn sẽ đảm nhận có tương ứng với bản mô tả chi tiết công việc (Job Description) ở doanh nghiệp cũ hay không?
  • Đánh giá mức độ, hiệu suất công việc mà mình từng thực hiện ở vị trí cũ.

Khi tủ tự tin với năng lực hiện tại, bạn có thể bắt đầu deal lương. Cụ thể, bạn hãy deal một mức lương mong muốn với mức độ gia tăng từ 15-20% so với mức lương cũ. Hãy tự tin nếu điều đó phù hợp với năng lực của bạn. 

Ngược lại, nếu vị trí mới có nhiều điểm khác so với vị trí cũ, bạn nên có những chiến lược thông minh hơn. Có thể bạn e ngại vì bản thân chưa đủ tự tin để deal một mức lương cao hơn. Hãy bình tĩnh và đưa ra cách thức giải quyết phù hợp.

Cụ thể, bạn có thể deal một mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương ban đầu. Tuy nhiên tỉ lệ gia tăng không quá 10%. Điều bạn cần quan tâm lúc này là thời gian trải nghiệm. Tại sao lại như thế?

Vì bạn cần thời gian để thích ứng với công việc mới. Chính điều này giúp bạn đánh giá được mức độ phù hợp với công việc. Sau một khoảng thời gian thử sức và học hỏi, bạn sẽ dễ dàng thương lượng về một mức lương mong muốn hơn.

Cách deal lương cho sinh viên mới ra trường

Đây được xem là trường hợp khá thách thức. Vì bạn là một ứng viên mới ra trường, chưa từng đi phỏng vấn. Kiến thức về lương bổng và sự chuẩn bị còn hạn chế.

Nếu nhà tuyển dụng không đề cập về lương bổng, bạn đừng nhắc đến nó. Trừ khi bạn rất tự tin về khả năng của mình. Nếu cho rằng bản thân đủ trải nghiệm, bạn có thể thỏa thuận ngay với nhà tuyển dụng.

Tuy vậy, bạn vẫn nên kiểm soát tốt mong muốn của mình. Nếu bạn là diện công việc đầu tiên – buổi phỏng vấn đầu tiên, mọi chuyện còn quá xa lạ. Điều quan trọng nhất lúc này là sự thấu hiểu về thị trường nhà tuyển dụng và những mong muốn của mình.

Khoảng cách giữa trường đại học và thị trường làm việc nó thật sự quá lớn. Và vấn đề nằm ở chỗ, bạn chưa hiểu được nhà tuyển dụng họ cần gì. Đó là rào cản khiến bạn mãi loay hoay, không biết thể hiện mình như thế nào? Có tốt hay chưa? Vì vậy nếu bạn vội vàng deal lương khi còn quá non nớt, đó là một nước đi sai lầm. Bạn nên nhớ, chưa đến lúc để bạn kỳ kèo nhà tuyển dụng về lương bổng.

Thời điểm tuyệt vời nhất đối với một bạn trẻ vừa ra trường để thảo luận về vấn đề lương bổng cũng là từ 3 – 6 tháng thử việc. Lúc này bạn sẽ có độ chín nhất định. Khoảng thời gian ấy đủ để bạn hiểu được những mong đợi từ doanh nghiệp. Đồng thời, thể hiện được năng lực của mình và sự cam kết về tính trách nhiệm.

Để nắm chắc thành công deal lương khi phỏng vấn Edumall xin tặng bạn “Khóa Học Kỹ Năng Tìm Việc Và Phỏng Vấn Xin Việc Hiệu Quả”. Để được trang bị đầy đủ kiến thức, thực hành các bài tập thực tế để cải thiện, nâng cao tỉ lệ thành công của cuộc phỏng vấn.

[Shortcode code=CO681459]

Deal lương khi thách thức đạt đến giới hạn

Giới hạn chính là cách mà nhà tuyển dụng đặt ra để thử thách tính chân thật của bạn.

Họ cố hỏi bạn về mức lương với hai giả thuyết như sau:

Một là, bạn quá phô trương về bản thân. Hay đó là cách bạn đang phóng đại về khả năng của chính mình. Thực tế, năng lực của bạn không như thế. Nhà tuyển dụng đủ sự dày dặn để nhìn để nhìn thấu được cái bạn sở hữu. Họ cố tình hỏi vì đã đến lúc khép lại cuộc hội thoại thiếu chân thật này.

Hai là, bạn là ứng viên họ đánh giá cao. Có thể bạn có những tố chất và kỹ năng thích hợp cho vị trí của họ. Bạn có thể không giỏi nhưng bạn có những điểm đặc biệt. Họ hỏi bạn về lương để xem xét cách bạn đối mặt với nó như thế nào. Cách bạn trả lời và dám vượt qua thách thức sẽ thể hiện rõ bạn là ai. Đó là những gì họ cần thay vì một ứng viên chỉ mãi nói về những điều hay ho.

Tips deal lương hiệu quả trong buổi phỏng vấn

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Vì sao bạn nên làm điều này:

  • Đảm bảo bạn không “hố” khi đưa ra mức lương: Chỉ nhìn qua tin tuyển dụng, bạn sẽ không thể biết được chính xác khối lượng công việc mình sẽ đảm nhận hoặc cơ hội thăng tiến như thế nào. Vậy nên, đừng bỏ qua cơ hội này để hỏi rõ nhà tuyển dụng: chi tiết công việc là gì, quản lý bao nhiêu người, quy trình làm việc ra sao, các chế độ đãi ngộ khác
  • Kéo dài thời gian trả lời: Đôi lúc bạn sẽ hoang mang, không biết nên đưa ra con số nào là hợp lý. Vậy thì tại sao không giả vờ đặt câu hỏi ngược và tận dụng thời gian nhà tuyển dụng trả lời để suy nghĩ về mức lương bạn muốn đề xuất.

Hãy để nhà tuyển dụng nói về mức lương trước

Mặc dù mức lương là vấn đề bạn vô cùng quan tâm khi đi xin việc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà trong cuộc phỏng vấn bạn vội đề cập đến mức lương khi cuộc phỏng vấn chưa kết thúc. Thay vì bạn là người đặt câu hỏi, hãy để nhà tuyển dụng làm điều đó.

Nếu bạn đặt câu hỏi về mức lương trước, có thể nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn đánh giá quá cao bản thân trước khi thuyết phục được họ cần bạn.

Tránh đưa ra mức lương cụ thể

Điều này rất quan trọng. Bạn sẽ dễ deal lương hơn khi nhà tuyển dụng không biết chính xác mức lương hiện tại và mức lương mong muốn của bạn.

Trong buổi phỏng vấn, nếu họ hỏi về mức lương, bạn hãy nói: “Tôi tin rằng lương không phải là vấn đề, nếu như công ty thấy tôi phù hợp. Tôi đặc biệt có hứng thú làm việc XXX tại quý công ty.”

Nếu nhà tuyển dụng vẫn kiên quyết muốn biết, bạn hãy trả lời: “Tôi sẽ cân nhắc bất kì offer nào hợp lý.” Đây là cách lịch sự nhất để tránh phải trả lời trực tiếp.

Đôi khi, nhà tuyển dụng sẽ buộc bạn phải nêu ra mức lương mong đợi. Nếu vậy, bạn hãy thử đáp: “Ở vị thế nhà tuyển dụng, anh hẳn biết rõ giá trị của tôi đối với công ty.”

Trong trường hợp cách này vẫn không hiệu quả, thì bạn nên đưa ra một khoảng lương mong đợi thay vì con số đích xác: “Mức lương mong đợi của tôi nằm trong khoảng X-Y.”

Hãy chắc chắn bạn vẫn cảm thấy hài lòng với mức thấp nhất trong khoảng bạn vừa nêu.

[Shortcode code=CO681459]

Sau khi bạn nhận được offer… hãy hỏi!

Đây là bước quan trọng nhất: nếu không hỏi, bạn sẽ không nhận được gì!

Sau khi nhận được offer, đừng vội nhận lời ngay. Hãy thử tìm kiếm những vị trí tương tự trên internet, tham khảo xem khoảng lương tương ứng là bao nhiêu.

Nếu bạn tin rằng mức lương cho vị trí bạn đang ứng tuyển có thể cao hơn offer, thì tại sao không hỏi và thương lượng?

Những vấn đề quan trọng cần lưu ý khi deal lương

Những vấn đề quan trọng cần lưu ý khi deal lương
Những vấn đề quan trọng cần lưu ý khi deal lương

Một số điều cần lưu ý khi deal lương

Đưa ra mức lương không phù hợp với thực tế

Một số ứng viên đưa ra một mức lương không phù hợp với thực tế hoặc không phù hợp với khả năng mà bạn đang có hoặc có những bạn do tự tin về bản thân mà đưa ra mức lương thấp hơn so với khả năng của bạn. Điều này không chỉ làm giảm giá trị của bạn trong mắt nhà tuyển dụng mà còn giảm cơ hội việc làm cho bạn trong những lần phỏng vấn tiếp theo. 

Chỉ quan tâm tới các con số 

Việc chỉ tập trung vào các con số, tiền lương mỗi tháng mà bạn nhận được là một lỗi lớn nhất khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng bởi làm việc ở công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố hơn là tiền lương. Nếu bạn được nhận vào làm tại một công ty với mức lương cao nhưng môi trường làm việc không tốt, ít chế độ đãi ngộ, bạn sẽ nhanh chóng muốn nhảy việc sang công ty khác.

Không kiểm soát được cảm xúc khi deal lương

Bạn không nên tỏ ra quá thờ ơ với sự đàm phán lương trong buổi phỏng vấn bởi nó thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong giao tiếp của bạn và sự nhiệt huyết trong công việc. Tuy nhiên nếu bạn bộc lộ cảm xúc một cách thái quá cũng sẽ khiến cuộc đàm phán lương của bạn đi vào kết thúc không tốt đẹp. Bởi vậy, bạn cần phải kiềm chế cảm xúc và khéo léo thể hiện để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình, tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng. 

Cẩn thận và khéo léo khi nói về mức lương cũ

Mức lương cũ là điều nếu nhà tuyển dụng hỏi rõ thì bạn mới nên khéo léo trả lời. Còn nếu không, bạn nên giữ lại và không đề cập đến. Bởi vì có thể mức lương nhà tuyển dụng đưa ra cao hơn nhiều so với mức cũ mà bạn nhận được. Nếu biết được điều này, một số nhà tuyển dụng sẽ suy nghĩ hạ mức lương xuống một chút mà vẫn khiến bạn hài lòng.

Đặt câu hỏi để khai thác thêm thông tin khi deal lương

Như đã nói, việc đàm phán lương phải được thảo luận và được chấp thuận từ cả ứng viên lẫn nhà tuyển dụng. Do đó, thay vì chỉ nghe câu hỏi và trả lời thì bạn cần chủ động đặt câu hỏi nếu chưa rõ về vấn đề gì liên quan. Cụ thể bạn nên đặt câu hỏi về phúc lợi, thưởng KPI, bảo hiểm, trợ cấp ăn trưa, giữ xe,… Như vậy sẽ giúp bạn dễ hình dung bức tranh tổng quát về lương thưởng và những đãi ngộ khi làm việc tại công ty.

Cân nhắc việc từ chối mức lương do nhà tuyển dụng đề xuất

Khi đàm phán chắc chắn sẽ có những bạn không được chấp thuận mức lương mình muốn. Nếu nhà tuyển dụng có đưa ra mức lương thấp hơn một chút thì bạn đừng nên từ chối công việc ngay. Mà hãy xem xét nhiều khía cạnh như tình hình tài chính của bản thân, có cần gấp một công việc để chi trả sinh hoạt phí hoặc giúp đỡ gia đình hay không.

Thương lượng thêm các quyền lợi bổ sung sau khi đã chốt lương

Sau khi đã chốt được lương, bạn cũng có thể thương lượng thêm một số quyền lợi bổ sung phù hợp. Nếu công ty cảm thấy yêu cầu đúng đắn và phù hợp thì có thể cung cấp thêm cho bạn đấy!

Những câu nói cần tránh trong quá trình deal lương

“Tôi cần”

Nói ra quá nhiều yêu cầu về quyền lợi, phúc lợi cho bản thân là việc không nên. Nó khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn chỉ muốn được nhận mà không sẵn sàng cho đi. Thay vào nói “tôi cần” bạn hãy nói “tôi sẽ”. Có nghĩa là nói ra những cam kết và giá trị mà bạn sẽ cố gắng cống hiến cho công ty.

“Tôi nghe nói người khác được trả lương cao hơn tại vị trí công việc này”

Việc bạn tìm hiểu và có sự so sánh là điều hết sức bình thường. Nhưng để nói ra với nhà tuyển dụng là việc không nên. Bởi vì mỗi người đều có năng lực và khả năng khác nhau, dẫn đến mức lương khi deal cũng khác nhau. Bạn không nên nói ra điều này mà hãy tự hỏi tại sao người đó lại được đề nghị mức lương cao hơn và tìm cách nâng cao năng lực bản thân nhé!

“Tôi không muốn phải thương lượng để có mức lương cao hơn”

Có thể bạn đã hài lòng với mức lương của mình nhưng không nên nói ra câu này. Vì nó sẽ thể hiện bạn là một người thiếu chuyên nghiệp và không biết nắm bắt cơ hội. Thay vào đó hãy tận dụng cơ hội này để giúp mình nhận được nhiều quyền lợi hơn khi cống hiến cho công ty.

“Có rất nhiều công ty khác đang cố gắng mời tôi về làm việc”

Câu nói này làm cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là một người không được khiêm tốn và hơi đề cao bản thân. Nếu không phải là một vị trí quá quan trọng thì có thể nhà tuyển dụng sẽ chọn một ứng viên chân thành và có thái độ tôn trọng công ty hơn.

“Mức lương cao nhất mà tôi có thể nhận được là bao nhiêu?”

Câu hỏi tuy chỉ có ý muốn nắm rõ thu nhập nhưng đôi khi có thể khiến nhà tuyển dụng hiểu nhầm rằng bạn quá quan tâm đến tiền bạc. Điều này sẽ khiến họ có cái nhìn không thiện cảm và đôi khi có những đánh giá sai lệch về bạn. Vì vậy hãy thận trọng nếu bạn dự định nói ra câu này nhé!

[Shortcode code=CO681459]

Tổng kết

Sau khi đọc hết bài viết trên của Edumall về điểm khởi đầu thông minh khi deal lương, tìm hiểu về những giá trị của bản thân, có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phỏng vấn, bên cạnh những điều lưu ý quan trọng khi deal lương. Edumall chúc bạn có thể nắm trong tay hành trang vững vàng những bí quyết deal lương hiệu quả nhất khi đi phỏng vấn và thành công đạt được mức lương mà bạn mong muốn.

By Cody Nguyễn

Cody Nguyễn là du học sinh Mỹ với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, tập trung vào các kỹ năng phát triển con người. Các bài viết của Cody cho siêu thị khóa học trực tuyến Edumall đã thu hút hàng triệu lượt xem và giúp cho hàng triệu học viên cải thiện kỹ năng cá nhân và thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *