Các chỉ số của chứng khoán được ứng dụng nhiều khi đầu tư

Thị trường chứng khoán đang ngày một sôi động, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid vẫn còn tác động nhiều đến nền kinh tế. Đây cũng là lúc nhiều người tập tành tìm hiểu và gia nhập vào ngành đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên để có thể kiếm được lợi nhuận trong ngành này không hề đơn giản mà mỗi nhà đầu tư đều cần phải biết và tích lũy đủ vốn kiến thức nhất định. Nếu chưa nắm rõ những vấn đề căn bản mà đã bỏ tiền ra đầu tư ngay thì không khác gì bạn đang đánh bạc một cách hợp pháp cả. Để giúp những người chơi mới có thêm hiểu biết về ngành chứng khoán, trong bài viết này Edumall sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin căn bản về các chỉ số chứng khoán nhé. 

Các chỉ số trong chứng khoán là gì

Chỉ số trong thị trường chứng khoán (còn gọi là các chỉ số tài chính trong chứng khoán) là số liệu được thống kê và tính toán, có tác dụng phản ánh tình hình tăng giảm của các cổ phiếu trên thị trường. Những chỉ số này có thể được sở giao dịch chứng khoán hoặc một thể chế tài chính nào đó quyết định. 

Hiểu về các chỉ số cơ bản trong chứng khoán, nhà đầu tư sẽ đọc được bảng chứng khoán dễ dàng

Trên thị trường chứng khoán, các chỉ số cơ bản trong chứng khoán này hỗ trợ các nhà đầu tư rất nhiều trong việc so sánh lợi – hại giữa các khoản đầu tư trong danh mục. Bên cạnh đó chúng cũng có tác dụng tốt trong việc định hình tâm lý cho các nhà đầu tư. Nhờ có các chỉ số chứng khoán, bạn sẽ học được cách đọc biểu đồ chứng khoán đơn giản. 

[Shortcode code=ManhNT4.02]

[Shortcode code=HungLV.01]

[Shortcode code=KhanhDD.01]

Các chỉ số chứng khoán cần biết

Hiểu biết về các loại chỉ số cơ bản khi đầu tư chứng khoán sẽ giúp bạn có thêm cơ sở ra quyết định đúng đắn. Từ đây, học cách đọc các chỉ số chứng khoán sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc ra quyết định. Một vài chỉ số chứng khoán bạn cần phải biết khi tham gia thị trường chứng khoán.

EPS (Earning per share)

EPS là chỉ số cho biết lợi nhuận bạn sẽ thu được trên mỗi cổ phiếu mình đang sở hữu

Chỉ số Earning per share – EPS được hiểu là lợi nhuận bạn sẽ thu được trên mỗi cổ phiếu mà mình sở hữu. Chỉ số này biểu thị mức lợi nhuận mà doanh nghiệp trả lợi tức cho từng cổ phần thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được tính bằng công thức:

EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông

EPS là một chỉ số quan trọng trong việc tính toán giá của cổ phiếu. Nhờ có chỉ số này, chúng ta mới có thể tính tỷ lệ P/E. Trong thực tế, người ta sẽ sử dụng số lượng cổ phiếu lưu hành ở thời điểm cuối kỳ để tính toán chỉ số EPS. 

P/E (Price to Earning ratio)

P/E là chỉ số biểu thị mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường với thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Dựa vào con số này, bạn có thể biết được mức giá mà bạn bỏ ra để thu được một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu là bao nhiêu. Chỉ số P/E chỉ có ý nghĩa khi chỉ số EPS được thoả mãn. Hay nói cách khác, EPS là tiền đề để xác định hệ số P/E. 

P/E là chỉ số biểu thị mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường với thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Để tính chỉ số P/E, người ta sử dụng công thức:

P/E = Giá thị trường/ EPS

hay P/E = Vốn hoá công ty / Lợi nhuận sau thuế

Trong đó: P là giá thị trường tại thời điểm giao dịch

EPS là lợi nhuận ròng của một cổ phiếu

  • Nếu P/E thấp, nghĩa là cổ phiếu bạn đang xem xét đang bị định giá thấp. Điều này cho thấy tình hình doanh nghiệp đó đang gặp vấn đề và bạn nên cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định đầu tư.
  • Trong trường hợp nếu P/E cao, nghĩa là cổ phiếu của công ty này đang được định giá cao và có triển vọng phát triển trong tương lai. 

ROE và ROA

ROE và ROA là hai chỉ số được dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Trong đó, ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản và có nhiệm vụ làm chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ phiếu thường. 

ROE và ROA là hai chỉ số được dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp

Để tính chỉ số ROE và ROA, người ta thực hiện công thức sau:

ROE =  Lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường/Vốn cổ phần thường

ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường/Tổng tài sản

Vì ROA thể hiện hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận, do đó ROA càng cao cho thấy công ty càng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn so với số vốn đã bỏ ra. Ngoài ra, khi xem xét đầu tư cổ phiếu thông qua chỉ số ROA, bạn cũng nên kết hợp so sánh với tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả trong quá trình kinh doanh. Nếu ROA lớn hơn khoản chi phí vay nghĩa là doanh nghiệp đó đang tận dụng tốt đòn bẩy tài chính. 

ROE là chỉ số xác định xem một đồng vốn mà nhà đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Do đó những người đầu tư thường sử dụng ROE để so sánh các mã cổ phiếu cùng ngành. Nếu tỷ lệ ROE càng cao cho thấy doanh nghiệp đó sử dụng nguồn vốn huy động được rất hiệu quả, vì vậy nên đối với các cổ đông thì đây là chỉ số quan trọng nhất cần phải xem xét. Đây có thể nói là  kỹ năng nghề nghiệp cho công việc của bạn.

P/B (Price/Bookvalue)

P/B là tỷ số dùng khi so sánh giá trị thực tế với giá trị được ghi trên sổ sách. Từ đây, chúng ta sẽ biết được giá của cổ phiếu đang cao hơn hay thấp hơn giá trị ghi sổ tại công ty đó bao nhiêu lần. Thông qua chỉ số này, nhà đầu tư có thể xem xét để tìm kiếm các mã cổ phiếu có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai. 

P/B là tỷ số dùng khi so sánh giá trị thực tế với giá trị được ghi trên sổ sách

  • Nếu P/B cao, chứng tỏ cổ phiếu này có nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tốt trong tương lai. 
  • Trường hợp tỷ số P/B thấp, có hai khả năng có thể xảy ra: Một là công ty đó có tình hình kinh doanh không khả quan, vì vậy không nên đầu tư. Hai là doanh nghiệp này đang trên đà phục hồi, lúc này giá trị sổ sách của cổ phiếu sẽ tăng lên. Đây chính là cơ hội mà nhà đầu tư nên nắm bắt.

Có hai cách khác nhau để tính hệ số P/B:

P/B = Giá thị trường của cổ phiếu/ Giá trị ghi sổ của cổ phiếu

Hoặc: P/B = Vốn hoá công ty/ Vốn hoá chủ sở hữu

Beta 

Hệ số Beta trong chứng khoán được xem là thước đo giúp định lượng rủi ro thị trường của một cổ phiếu. Từ hệ số này, các nhà đầu tư có thể đo lường được mức độ rủi ro của một cổ phiếu nào đó trên thị trường chứng khoán. Sau đó lựa chọn loại đầu tư phù hợp với khả năng của mình. 

Hệ số Beta trong chứng khoán được xem là thước đo giúp định lượng rủi ro thị trường của một cổ phiếu

Tính toán và xem xét hệ số Beta có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư:

  • Từ hệ số này, nhà đầu tư có thể biết được liệu một loại cổ phiếu có đi cùng hướng với các mã cổ phiếu khác trong thị trường hay không, mức độ biến động hay rủi ro của nó so với thị trường ra sao. 
  • Giá trị hệ số beta cũng cho biết mức độ biến động giá của một công ty so với mức biến động chung trên thị trường.
  • Beta biểu thị mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản cụ thể so với mức độ rủi ro chung của thị trường. Khi điều kiện của cả nền kinh tế thay đổi, hệ số beta cũng sẽ có sự thay đổi nhất định.
  • Tham số Beta cũng rất quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn được tính toán dựa trên phân tích hồi quy. Từ đây dễ dàng hiểu được mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động trên thị trường.

[Shortcode code=ManhNT4.02]

[Shortcode code=HungLV.01]

[Shortcode code=KhanhDD.01]

Qua bài viết trên, bạn đọc đã được Edumall giới thiệu rõ hơn về các chỉ số phân tích kỹ thuật chứng khoán cơ bản hiện nay. Từ các chỉ số phân tích chứng khoán, chúng ta sẽ biết cách đọc các chỉ số trên bảng chứng khoán. Hy vọng bạn đã tích lũy thêm cho mình những thông tin bổ ích. 

Published
Categorized as Đầu tư

By Cody Nguyễn

Cody Nguyễn là du học sinh Mỹ với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, tập trung vào các kỹ năng phát triển con người. Các bài viết của Cody cho siêu thị khóa học trực tuyến Edumall đã thu hút hàng triệu lượt xem và giúp cho hàng triệu học viên cải thiện kỹ năng cá nhân và thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *