Bạn biết EPS là gì trong chứng khoán? Giải đáp nhanh cho người cần tìm hiểu

EPS là một chỉ số quan trọng để đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ về nó. Vậy EPS là gì trong chứng khoán? Cùng theo dõi bài viết để hiểu hơn về chỉ số EPS trong chứng khoán là gì? nhé.

Tìm hiểu về EPS

EPS là gì?

EPS chứng khoán là gì? EPS là cụm từ tiếng Anh viết tắt từ Earning Per Share. Đây là khoản lợi nhuận sau thuế mà các nhà đầu tư thu được từ 1 cổ phiếu. Chỉ số này còn được hiểu như một khoản lời mà các nhà đầu tư có được trên một lượng vốn bỏ ra ban đầu.

EPS được sử dụng như cách đánh giá khả năng sinh ra lợi nhuận của một dự án, một công ty. Thường các công ty sẽ sử dụng EPS như một thướt đo để phân chia tài khoản lãi cho các cổ phiếu đang được lưu thông trên thị trường.

Cách tính EPS trong chứng khoán như sau:

EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán. Vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Có thể làm giảm EPS dựa theo công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.

EPS thường được coi như là biến số quan trọng duy nhất trong tính toán giá cổ phiếu. Nó cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Ngoài ra nó còn là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức trên.

[Shortcode code=ManhNT4.02]

[Shortcode code=HungLV.01]

[Shortcode code=KhanhDD.01]

Chỉ số EPS bao nhiêu thì tốt?

Nếu bạn đã từng tìm hiểu qua ROE thì có thể thấy ROE > 15% bền vững ít nhất 3 ngăn, có xu hướng gia tăng thì sẽ tốt.

Một mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng (mệnh giá cổ phiếu khác với giá trị sổ sách và giá cổ phiếu). Tất cả các doanh nghiệp niêm yết ở 3 sàn Việt Nam: INDEX, HNX, UPCOM đều có mệnh giá duy nhất là 10000 đồng.

Ý nghĩa của chỉ số EPS

EPS là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Thông qua đó giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng hiểu và so sánh được giữa các loại cổ phiếu. Ngoài ra EPS còn được sử dụng để tính các chỉ số tài chính quan trọng.

Chỉ số EPS sử dụng để so sánh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp với nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp A và doanh nghiệp B có cùng hệ số EPS, tuy nhiên doanh nghiệp A có ít cổ phần hơn. Như vậy có nghĩa là doanh nghiệp A dùng vốn hiệu quả hơn so với doanh nghiệp B. Khi các yếu tố đều cân bằng thì chứng tỏ doanh nghiệp A hoạt động tốt.

Thực tế, các doanh nghiệp có thể lợi dụng kỹ thuật tính toán để đưa ra chỉ số EPS hấp dẫn. Do vậy các nhà đầu tư cũng cần phải hiểu rõ cách tính EPS của từng doanh nghiệp. Có như vậy mới đảm bảo đưa ra định hướng đúng đắn nhất.

eps-la-gi-2
Ý nghĩa của EPS chứng khoán

Những loại EPS thông dụng

EPS cơ bản: là lợi nhuận cơ bản trên 1 cổ phiếu. EPS cơ bản phổ biến hơn EPS pha loãng.

EPS cơ bản được tính theo công thức: EPS cơ bản = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.

EPS pha loãng: được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phát hành thêm. Vì các cổ phiếu này sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu thường trong tương lai.

Khi đó, chỉ số EPS của doanh nghiệp sẽ tăng thay đổi. Do sự gia tăng số lượng của cổ phiếu thường mà không có thêm nguồn tiền chảy vào. Điều này sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu.

EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi).

Chỉ số EPS được sử dụng như thế nào?

Sử dụng EPS để xác định chỉ số P/ E trong hoạt động định giá

EPS chứng khoán là thành phần tạo nên chỉ số định giá P/E, E trong P/E được hiểu là EPS.
Bằng cách chia giá một cổ phần của công ty cho EPS của nó. Một nhà đầu tư có thể thấy được giá trị của một phiếu qua các kỳ. Từ đó biết được thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu ấy mức định giá là bao nhiêu.

Từ đó bạn có thể so sánh chỉ số P/E qua các thời kỳ hoặc so sánh với P/E của các doanh nghiệp khác trong ngành để đánh giá một cách tương đối cổ phiếu đang đắt hay rẻ.

Khái niệm EPS là gì? Công thức tính EPS
EPS dùng để định giá P/E

Sử dụng EPS để đánh giá chất lượng tăng trưởng qua các thời kỳ

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu được sử dụng trong đánh giá thị giá của doanh nghiệp. Tỷ lệ này cao thì doanh nghiệp cũng được đánh giá cao vào ngược lại. Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc.

Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Chỉ với những quan sát đơn giản qua tỷ lệ EPS Growth Rate bạn có thể dễ dàng đánh giá xu hướng tăng trưởng của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như trong tương lai.

[Shortcode code=ManhNT4.02]

[Shortcode code=HungLV.01]

[Shortcode code=KhanhDD.01]

Những hạn chế của chỉ số EPS bạn nên biết

Mặc dù EPS có ý nghĩa và ứng dụng đặc biệt, là trợ thủ đắt lực cho nhà đầu tư để ta quyết định. Song song với đó chỉ số EPS trong chứng khoán còn có những hạn chế riêng.

Chỉ số EPS có thể âm nếu trường hợp này xảy ra thì hệ số P/E không có bất kỳ ý nghĩa kinh tế nào cho quyết định đầu tư. Khi đó, bạn phải sử dụng đến những chỉ số tài chính khác để đánh giá doanh nghiệp.

Lợi nhuận của các công ty rất dễ bị biến động trên thị trường chứng khoán. Đặc biệt sẽ đột biến khi doanh nghiệp bán tài sản. Khi đó chỉ số EPS bị bóp méo, khiến bạn không thể nhận định xác nhận về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

nhung-han-che-eps
1 số hạn chế EPS nên biết

Các công ty thường xuyên phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi,…làm cho EPS giảm, các nhà đầu tư gặp rủi ro.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các thủ thuật kế toán khác nhau để phục vụ mục đích đặc biệt, dẫn tới thay đổi EPS.

Thông tin mà Edumall gửi đến giúp bạn có thể hiểu hơn EPS là gì trong chứng khoán. Bạn có thể dễ dàng trả lời các câu hỏi EPS trong chứng khoán là gì?

Bạn muốn có được nhiều kiến thức, kỹ thuật cứng cáp nhất để bước chân vào thị trường chứng khoán. Tham gia đăng ký các khóa học tại Edumall để có được trải nghiệm tốt nhất. Bên cạnh còn nhiều khóa học phát triển bản thân đang chờ đợi bạn. Đăng ký ngay nhé.

Published
Categorized as Đầu tư

By Cody Nguyễn

Cody Nguyễn là du học sinh Mỹ với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, tập trung vào các kỹ năng phát triển con người. Các bài viết của Cody cho siêu thị khóa học trực tuyến Edumall đã thu hút hàng triệu lượt xem và giúp cho hàng triệu học viên cải thiện kỹ năng cá nhân và thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *