Tư duy phản biện là gì? Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện?

Ngày nay, tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng được đề cao trong đời sống. Những người có kỹ năng này thường là các cá nhân có thành tích tốt. Vậy nên tư duy phản biện là gì mà quan trọng đến vậy? Hãy cùng edumall.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tư duy phản biện (critical thinking) là gì?

Tư duy phản biện hay còn có thể gọi theo cách là tư duy phân tích là một trong những kỹ năng trong CV. Nó được định nghĩa là một quá trình tư duy biện chứng. Quá trình đó bao gồm các bước: phân tích và đánh giá thông tin đã có theo nhiều cách nhìn khác nhau.Bước tiếp theo là làm rõ và khẳng định tính đúng của vấn đề. Do đó, mọi người có thể hiểu là:

  • Khả năng tiếp nhận và nắm bắt thông tin của vấn đề 
  • Phân tích và đánh giá được các thông tin trên
  • Đánh giá và khẳng định lại vấn đề được đặt ra.
  • Bên cạnh đó, khái niệm tư duy phản biện theo triết học đề cập đến các khả năng của con người:
  • Khả năng suy nghĩ và có tư duy rõ ràng
  • Khả năng giao tiếp, diễn đạt và lập luận vấn đề một cách đúng đắn, hiệu quả.

Ngoài việc giúp bản thân tự suy nghĩ chủ động, nó còn làm tăng khả năng phản biện của người khác. Nó được ví như một chiếc kim chỉ nam, hướng mọi người có những tư duy rõ ràng, đúng đắn.

[Shortcode code=PhuongNT4.01]

[Shortcode code=ThuyNX2.15]

[Shortcode code=HieuNHK.24]

Các ví dụ cụ thể về tư duy phản biện

Trong đời sống hiện nay, mọi người cần phải có kỹ năng tư duy phản biện. Vậy kỹ năng tư duy phản biện là gì? Đó là một trong các kỹ năng sống.Để cải thiện kỹ năng này, mọi người cần phải trau dồi thêm kiến thức rất nhiều. Dưới đây là các ví dụ để giúp mọi người có thể hình dung rõ về khái niệm này:

thuc-hanh-ky-nang-tu-duy-phan-bien
Thực hành kỹ năng tư duy phản biện trong công việc
  • Huấn luyện viên bóng rổ bàn luận với các vận động viên thi đấu lúc giữa giờ để có các chiến thuật mới khiến đối phương lạc hướng, đánh mất bóng, không ghi bóng vào rổ. Đây là cách thực hành tư duy phản biện
  • Trước khi viết một bài văn, người viết phải lên dàn ý rồi mới bắt đầu ghi bài, để bài viết có bố cục nội dung rõ ràng, giữ được tính mạch lạc xuyên suốt, không bị lủng củng, trùng lặp, giúp người xem hiểu nội dung một cách dễ dàng.
  • Nhà doanh nghiệp đã tính toán những ảnh hưởng, hậu quả do thiên tai, dịch bệnh mang lại. Từ đó, họ vạch ra các chiến lược, phương pháp đổi mới để kiếm được lợi nhuận một cách nhanh chóng.
  • Trước khi bước vào kì thi quan trọng, người học cần lên lịch ôn tập để phân bố thời gian hợp lý, tránh cho trễ mảng việc học hay phân bố các môn ôn thi không đều dẫn đến việc nhận điểm kém, rớt môn.
  • Những vụ tranh chấp giữa các bên thường được các cấp lãnh đạo, cấp quản lý đưa ra các biện pháp phù hợp, thay thế . Các cơ quan cấp cao làm nhiệm vụ trên để các bên  không công kích lẫn nhau.
  • Nhà làm phim phải có nội dung kịch bản, lên ý tưởng về bộ phim trước. Sau đó họ tìm kiếm các diễn viên phù hợp với các nhân vật trong phim. Nếu không làm theo trình tự trên thì sẽ rất khó khăn, trắc trở cho nhà làm phim. Doanh thu phòng vé khi phim được công chiếu sẽ thấp.

Những loại tư duy phản biện

Những loại tư duy phản biện bao gồm:

Tư duy phản biện tự điều chỉnh: Mỗi bản thân con người tự nhìn nhận vấn đề một cách chủ quan. Tiếp theo, chúng ta sẽ tự đánh giá, phản bác lại ý kiến chủ quan đó. Sau đó, mỗi người tự hoàn chỉnh nội dung phản biện.

Tư duy phản biện ngoại cảnh: Trong một tập thể, mỗi con người sẽ có cách suy nghĩ và lập luận khác nhau. Từ đó, mọi người có thể có sự bất đồng về các quan điểm và ý kiến của nhau. Vậy nên, tư duy phản biện ngoại cảnh dùng để giải quyết vấn đề đó. Trình tự giải quyết gồm 3 bước:    

  • Nhận thức: Nhận thức được vấn đề và các ý kiến khác, quan điểm của mọi người.
  • Đánh giá: Đánh giá một cách khách quan về ý kiến phản biện của chính mình và mọi người.
  • Phản biện vấn đề: Phản biện các ý kiến, quan điểm sai lệch và đưa ra thông tin đúng đắn nhất.

Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện?

Trong đời sống, chúng ta thường gặp các tình huống tư duy phản biện. Lúc này mọi người cần phải trang bị cho mình kiến thức để giải quyết việc này. Làm sao thế nào để rèn luyện tư duy phản biện? Mọi người hãy học hỏi theo các phương pháp dưới đây:

Tự bản thân mỗi người phải trau dồi thêm kiến thức, các điều bổ ích 

Muốn hiểu rõ và giải quyết vấn đề, mỗi người phải nhận thức và đánh giá được vấn đề đó. Để nhìn nhận vấn đề khách quan và phản biện lại ý kiến của chính mình và người khác một cách đúng đắn thì trước hết người đó phải là người có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn hay lĩnh vực khác. Có đủ nền tảng kiến thức thì con người ta sẽ giải quyết được vấn đề. Đây chính là cách học tư duy phản biện có hiệu quả. Ngược lại, thiếu kiến thức thì mọi người dễ đi vào bế tắc. 

Phải đánh giá vấn đề một cách khách quan nhất

Suy nghĩ chủ quan là một trong những cản trở việc luyện tư duy phản biện. Việc giải quyết vấn đề theo cảm tính và coi nặng cái tôi của bản thân thì không giải quyết triệt để vấn đề. Do đó, mọi người hãy nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách khách quan để loại bỏ rào cản trong phản biện.

ren-luyen-tu-duy-ren-luyen
Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện trong công việc

Phải đặt ra giả định và xem xét lại vấn đề

Để rèn luyện tư duy phản biện chúng ta cần phải đặt ra các câu hỏi giả định và lật lại vấn đề. Các câu hỏi giả định được đặt ra luôn xoay quanh đến vấn đề. Điều này giúp các vấn đề được hiểu rõ, chi tiết hơn. Thêm vào đó, câu hỏi giả định còn giúp bản thân phát triển khả năng phản biện qua việc đưa ra giả định về tính đúng, sai của vấn đề đó.

Sau khi có được các đánh giá riêng thông qua câu hỏi giả định, mọi người nên xem xét lại vấn đề một lần nữa. Điều đó giúp mọi người có thể phát hiện ra lỗ hổng trong cách suy nghĩ, lập luận.

[Shortcode code=PhuongNT4.01]

[Shortcode code=ThuyNX2.15]

[Shortcode code=HieuNHK.24]

Kết luận về vấn đề phải dựa trên tình hình thực tế

Trong một tập thể, mọi người đều có kỹ năng tư duy khác nhau. Vì vậy, điều đó dễ dẫn tới bất đồng về ý kiến, quan điểm. Do vậy, mọi người đừng vội kết luận kết quả mà hãy phân tích lại vấn đề dựa trên tình hình thực tế. Xét tính đúng, sai của vấn đề dựa trên sự việc đã được chứng minh. Từ đó, tự đúc kết kiến thức cho bản thân mình.

Không nên kết luận vấn đề theo hướng cảm tính. Nó sẽ khiến kiến thức của bạn sai lệch và hạn hep. Hơn nữa, nó còn khiến bản thân mất tự tin khi trình bày quan điểm cá nhân.

Bài viết trên đây đã cung cấp các kiến thức để giải đáp Tư duy phản biện là gì. Đồng thời, bài viết đã đưa ra các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện đạt hiệu quả cao. Với các thông tin do Edumall.vn đem đến, hy vọng các bạn sẽ thu thập và bỏ túi được các kiến thức bổ ích cho bản thân mình.

By Cody Nguyễn

Cody Nguyễn là du học sinh Mỹ với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, tập trung vào các kỹ năng phát triển con người. Các bài viết của Cody cho siêu thị khóa học trực tuyến Edumall đã thu hút hàng triệu lượt xem và giúp cho hàng triệu học viên cải thiện kỹ năng cá nhân và thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *